KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – ĐÀI TƯ

I. THÔNG TIN PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – ĐÀI TƯ 

Ngày 23/08/1995, Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư được thành lập theo giấy phép QD 1358/GP của Ủy ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (Nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với tổng diện tích là 40 ha, có chủ đầu tư ban đầu là Công ty cổ phần phát triển đầu tư KCN Đài Loan với tổng số vốn đăng ký là 12 triệu USD.  Đây là khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép đầu tư tại Hà Nội với định hướng và kỳ vọng ban đầu là thu hút đầu tư đối với các dự án sản xuất của các doanh nghiệp Đài Loan. Tuy nhiên, kể từ khi được hoàn thành vào năm 2000, KCN Hà Nội – Đài Tư  vẫn không thu hút được các dự án đầu tư như kỳ vọng. Hiện nay, chủ đầu tư Đài Loan đã hoàn thành việc thoái vốn khỏi dự án đầu tư khu công nghiệp và chủ đầu tư hiện tại của Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư là Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư thuộc Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (VID).

Mãi đến năm 2005, khi định hướng thu hút đầu tư của KCN được thay đổi sang theo hướng thu hút cả đối với các dự án từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thì hoạt động KCN Hà Nội Đài Tư mới có dấu hiệu khởi sắc.

Cái Lân….

 

Về vị trí liên kết vùng, Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư nằm gần với điểm kết nối của nhiều tuyến giao thông quan trọng như Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, do đó từ KCN, việc di chuyển tới các khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa lớn vô cùng dễ dàng:
+ Cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km
+ Cách thành phố Bắc Ninh: 25 km
+ Cách Hải Phòng 116 km (1 tiếng 30 phút di chuyển)
+ Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km (35 phút di chuyển)Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND thành phố Hà Nội lập đề án chuyển đổi chức năng của Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư thành khu đô thị do việc kém thu hút đầu tư của khu công nghiệp đối với các dự án công nghệ cao, xanh, sạch và do lo ngại các vấn đề về môi trường từ các dự án hoạt động trong khu công nghiệp. Trong tương lai, nếu được thông qua và hoàn thiện các vấn đề pháp lý về thẩm quyền, việc chuyển đổi công năng của KCN Hà Nội – Đài Tư sẽ góp phần vào mục tiêu thay đổi quy hoạch cảnh quan và môi trường của thành phố Hà Nội và tạo nên một môi trường sống lành mạnh cho người dân.

II. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – ĐÀI TƯ

Hệ thống cấp điện: nguồn điện phục vụ sản xuất của KCN Đài Tư được cấp từ tuyến điện cao thế của Thành phố Hà Nội với mạng lưới cấp điện được bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ trong KCN.  Các doanh nghiệp thứ cấp thuê đất hoạt động trong KCN từ xây dựng trạm biến áp hạ thế theo nhu cầu sử dụng
Hệ thống cấp nước sản xuất: được đấu nối tới chân tường rào của từng dự án hoạt động trong khu công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải: khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư được xây dựng hệ thống xử lý nước thải có khả năng tiếp nhận xử lý nước thải đầu vào từ chuẩn C theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
Hệ thống đường giao thông nội khu: được thiết kế hợp lý với chiều rộng lòng đường từ 24m đến 36m, có khả năng phục vụ hợp lý việc đi lại, di chuyển bên trong KCN và kết nối với hạ tầng giao thông công cộng xung quanh KCN
Kho bãi Khu công nghiệp Hà Nội- Đài Tư
Kho bãi Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư
Xem thêm: Top 20 Khu Công nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam

III. HIỆN TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – ĐÀI TƯ

Hiện nay, sau nhiều năm hơn 25 năm hoạt động, khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư đã cho thuê lấp đầy 100% diện tích khu công nghiệp với đa phần là các dự án nhà kho logistic, phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa vào các quận nội thành Hà Nội. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như kho logistic của GHTK, Shopee, Trường Hải..

 


XEM THÊM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN