Khái quát về Khu Công nghiệp Hòa Bình
– Theo quyết định số 358/QĐ – CT ngày 19/6/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum “ Thành lập Khu công nghiệp Hòa Bình, tỉnh Kon Tum.
– Phù hợp với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, con người, điều kiện xã hội vùng kinh tế trọng điểm của Tây nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Việt nam – Lào – Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan …
– Phát triển Khu công nghiệp Hòa Bình trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo, làm tiêu chuẩn cơ bản trong việc phát triển, gắn liền việc phát triển quy hoạch đô thị và phân bổ dân cư, hình thành rõ nét vùng kinh tế động lực Thành phố Kon Tum để tạo ra sự liên kết giữa nông thôn, vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp tỉnh lân cận Gia lai, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Đà nẵng … gắn việc phát triển kinh tế – xã hội với an ninh quốc phòng, đồng thời phải đảm bảo môi trường sinh thái cho con người và thiên nhiên Tây Nguyên.
Khu công nghiệp Phú Bài quy mô dân số khoảng 1.600 người. Trong đó, đất quy hoạch nhà máy, xí nghiệp 40 ha, đất các khu kỹ thuật 2,5 ha, đất công trình hành chính – dịch vụ 1,3 ha, đất giao thông 13,2 ha, đất nhà ở 4,2 ha, đất cây xanh 8,6 ha. Về giao thông, đường chính vào sân bay chỉ giới xây dựng rộng 47,5m, các đường còn lại 17,5m.
Theo quy định về quản lý quy hoạch, các nhà máy xí nghiệp, khu nhà ở và khu hành chính dịch vụ tại KCN được xây dựng từ 1 đến 3 tầng. Khi xây dựng ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương để phù hợp với điều kiện khí hậu của khu vực. Các hạng mục công trình có sử dụng tôn yêu cầu sử dụng tôn màu xanh. Các hạng mục công trình có tường xây có thể sử dụng các màu sắc khác nhưng không được phép sử dụng các màu sắc phản quang.
Cũng theo UBND tỉnh Kon Tum, KCN có tính chất là khu công nghiệp tập trung xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các loại hình công nghiệp: Chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, thiết bị vận tải, thiết bị điện, điện tử, may mặc,.. phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, KCN Hòa Bình (giai đoạn 2) sẽ tập trung xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các loại hình công nghiệp: Chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, thiết bị vận tải, thiết bị điện, điện tử, may mặc,.. phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Quy mô lao động dự kiến khi lấp đầy các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp khoảng 1.600 người.
KCN Hoà Bình (giai đoạn 2) sẽ có vị trí tiếp giáp đường Hồ Chí Minh, đường trục chính của KCN đi vào khu sân bay Kon Tum…. cách Trung tâm TP. Kon Tum khoảng hơn 3km về phía Bắc, là cửa ngõ KCN phía Bắc TP. Kon Tum, KCN Hòa Bình (giai đoạn 2) kết nối thuận lợi với cụm công nghiệp Thanh Trung và cụm công nghiệp Đăk La.
Theo BQL Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, các dự án sẽ được ưu tiên tiến hành đầu tư xây dựng tại KCN trong giai đoạn 2 này sẽ là Dự án đầu tư xây dựng giao thông, thoát nước mưa, cây xanh dọc tuyến đường; Dự án cấp nước; Dự án xử lý nước bẩn; Dự án cấp điện và chiếu sáng đường; Dự án san lấp mặt bằng khu nhà ở, khu hành chính, dịch vụ; Dự án trồng cây xanh công viên và cây xanh cách ly.
Vị trí địa lý của khu công nghiệp Hòa Bình
– Khu công nghiệp Hòa Bình có vị trí thuận lợi, nằm kề Quốc lộ 14 trên trục chính đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh phía Nam Tây Nguyên, các tỉnh ven biển Miền Trung và Nam Bộ. Là cửa ngõ phía Nam của thành phố Kon Tum.
– Cách Trung tâm thành phố Kon Tum 02 km thuộc phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum.
– Sân bay gần nhất (Sân bay Pleiku, Gia lai): cách 40km
Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
– Giao thông nội bộ Khu công nghiệp: Tại trung tâm khu đất thiết kế một trục giao thông chính (tuyến 1) của KCN chạy từ Quốc lộ 14 đến hết KCN về phía Tây (cắt ngàng đường vành đai cuối cùng ) tạo thành tuyến giao thông chính, chủ đạo; tuyến thứ hai được nối từ đường hiện trạng phía Bắc đi qua KCN theo trục Bắc – Nam nối vào đường hiện trạng khu dân cư phía Nam KCN
– Giao thông kết nối đến khu:
+ Giao thông vành đai và đối ngoại: Trên cơ sở các tuyến giao thông hiện trạng QL14 đường đất phía Bắc KCN, giao thông vành đai và đối ngoại của KCN được thiết kế rộng rãi thoáng mát sạch sẽ cho xe vận tải.
– Hệ thống cấp điện:
– Nguồn điện: Dùng trạm biến áp 110/22kv-2x10MNA từ tuyến 110 kv cung cấp cho khu vực phía Nam sông ĐắkBla.
– Lưới điện: Lưới điện chủ yếu đi nổi, xuất phát từ trạm 110 KV Khu công nghiệp, tuyến cột được bố trí trên phần vỉa hè của các tuyến giao thông, cột bê tông ly tâm cao 12,5 m. Lưới điện chiếu sáng đèn đường được cấp điện từ trạm lưới 1 pha, bóng cáp áp thủy ngân, cột đèn dùng cột bê tông ty tâm cao 8,5m.
– Cấp nước:
+ Nguồn cấp: Giai đoạn đầu dùng nước ngầm (giếng khoan) những năm tiếp theo dùng nguồn nước cung cấp chung của Thành phố Kon Tum.
+ Mạng lưới: Đường ống cấp nước có đường kính ɸ 100; ɸ 150; ɸ 200; tổng chiều dài là 215,51. Đường ống phân phối được đấu nối từ đường ống chuyển có đường kính ɸ 75 chiều dài trung bình tính từ đường ống phân phối đến từng lô là 50m; tổng chiều dài 1250m.
– Hệ thống xử lý nước thải, chất thải vệ sinh môi trường:
+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải được bố trí thoát riêng hoàn toàn. Các phân xưởng, nhà máy nước thải có những tính chất độc hại đặc biệt fải được xử lý đạt được các tiêu chuẩn quy định mới được xả vào mạng lưới thoát nước công nghiệp. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đã qua xử lý cục bộ theo mạng lưới thoát nước về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tiêu chuẩn chất lượng nước nước thải trước khi xả ra nguồn xả đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Kết cấu mương cống: Sử dụng mương, cống tròn bê tông cốt thép.
Chi phí đầu tư :
- Giá đất:
- Thời hạn thuê: 50 năm ( kể từ ngày 05/3/2008 ngày giao đất thực hiện dự án )
- Phương thức thanh toán: hàng năm.
- Diện tích lô đất tối thiểu:
- Giá nước:
- Thu nhập bình quân của người lao động:
- Chi phí liên quan khác (vận chuyển container)