I. THÔNG TIN PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ KHU CÔNG NGHIỆP CHẤN HƯNG
Khu công nghiệp Chấn Hưng được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung các khu công nghiệp ở Việt Nam theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 80 ha. Ngày 29/08/2006, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Tổng Công ty thủy tinh và gốm xứ – Bộ Xây dựng (hay VIGLACERA) làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Chấn Hưng tại Quyết định số 2045/QĐ-UBND.
Ngày 30/11/2007, Khu công nghiệp Chấn Hưng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 3532/QĐ-UBND với diện tích đất quy hoạch là 131,31 ha. Ngày 31/07/2013, KCN Chấn Hưng được điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 1975/QĐ-UBND, theo đó, khu công nghiệp Chấn Hưng được điều chỉnh giảm diện tích từ 131,31 ha xuống còn 129,75 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê là 90,4 ha (chiếm tỷ lệ 69,67% diện tích quy hoạch).
Ngày 06/09/2014, Khu công nghiệp Chấn Hưng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần tập đoàn FLC theo Quyết định số 2420/QĐ-UBND để tiếp tục triển khai với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi được giao làm chủ đầu tư, FLC không thể triển khai bất cứ hoạt động xây dựng nào do các vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng như thủ tục giao đất. Đồng thời, tại thời điểm được giao lại cho FLC, theo quy định của Luật đầu tư mới (năm 2014), việc lựa chọn nhà đầu tư đối với KCN Chấn Hưng phải được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, vào ngày 27/06/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn số 1561 về việc thu hồi và hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến việc giao dự án đầu tư KCN Chấn Hưng cho FLC để lựa chọn nhà đầu tư mới theo quy định của pháp luật theo hình thức đấu giá sau khi hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngày 06/09/2014, Khu công nghiệp Chấn Hưng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần tập đoàn FLC theo Quyết định số 2420/QĐ-UBND để tiếp tục triển khai với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi được giao làm chủ đầu tư, FLC không thể triển khai bất cứ hoạt động xây dựng nào do các vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng như thủ tục giao đất. Đồng thời, tại thời điểm được giao lại cho FLC, theo quy định của Luật đầu tư mới (năm 2014), việc lựa chọn nhà đầu tư đối với KCN Chấn Hưng phải được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, vào ngày 27/06/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn số 1561 về việc thu hồi và hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến việc giao dự án đầu tư KCN Chấn Hưng cho FLC để lựa chọn nhà đầu tư mới theo quy định của pháp luật theo hình thức đấu giá sau khi hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Về tính chất, khu công nghiệp Chấn Hưng là khu công nghiệp tập trung các ngành sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường, định hướng thu hút các ngành công nghiệp chính gồm: sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí lắp ráp; điện, điện tử; dệt may; chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm và các ngành khác
Về vị trí liên kết vùng, KCN Chấn Hưng có vị trí quy hoạch thuộc địa phận hành chính xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, và nằm tiếp giáp với Quốc lộ 2A tuyến Vĩnh Yên – Việt Trì; Phía Bắc tiếp giáp với hành lang đường sắt, phía Nam tiếp giáp vưới đường chỉ giới đường gom quốc lô 2A, phía Tây giáp đường vào ga Hướng Lại, phía Đông giáp với ngòi Sổ và CCN Hợp Thịnh. Đồng thời KCN Chấn Hưng:
– Cách sân bay quốc tế Nội Bài 38 km
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 58 km
– Cách thành phố Vĩnh Yên 15 km
– Cách cảng Hải Phòng 176 km
II. CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP CHẤN HƯNG
Theo nội dung của quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt, Khu công nghiệp Chấn Hưng có hệ thống hạ tầng gồm có:
Hệ thống cấp điện: nguồn điện phục vụ sản xuất trong khu công nghiệp Chấn Hưng được lấy từ trạm biến áp 110kV/22kV Vĩnh Tường do Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc quản lý và được đấu nối tới từng lô đất trong khu công nghiệp theo yêu cầu.
Hệ thống cấp nước: KCN Chấn Hưng có nguồn nước phục vụ sản xuất được cung cấp bởi nhà máy nước Hợp Thịnh có công suất 16.000 m3/ngày đêm theo tuyến ống cấp nước chạy dọc theo Quốc lộ 2. Khi khu công nghiệp hoạt động ổn định, nguồn cấp nước sẽ được thay thế bằng nguồn từ nhà máy nước sạch Sông Lô có công suất 100.000 m3/ngày đêm.
Hệ thống xử lý nước thải: toàn bộ nước thải sản xuất trong khu công nghiệp được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000 m3/ngày đêm trước khi xả thải ra môi trường.
Hệ thống đường giao thông nội khu: đường trục chính của khu công nghiệp Chấn Hưng có chiều rộng mặt cắt 62 m, trong đó chiều rộng lòng đường là 2*10,5 m với dải phân cách và cây xanh hai bên; các đường nhánh trong khu công nghiệp có chiều rộng mặt cắt từ 21,5 m đến 31 m, trong đó chiều rộng lòng đường từ 10,5 m – 15 m
Hệ thống PCCC: các họng nước cứu hỏa được bố trí dọc theo các trục giao thông chính trong Khu công nghiệp Chấn Hưng đảm bảo tốt công tác chữa cháy.
Hệ thống thông tin liên lạc: do bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp tùy theo nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư hoạt động trong khu công nghiệp.
Tiện ích hạ tầng khác: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống cây xanh cảnh quan; hệ thống thoát nước mưa; bãi đỗ xe; khu trung tâm hành chính; san nền cao độ từ +11.0m đến +12.4m.
III. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP CHẤN HƯNG
Hiện nay, sau khi được thu hồi từ chủ đầu tư cũ FLC, khu công nghiệp Chấn Hưng vẫn chưa tìm được chủ đầu tư hạ tầng mới, vì vậy khu công nghiệp vẫn chưa được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực giải quyết các vấn đề liên quan nhằm nhanh chóng tìm kiếm được chủ đầu tư mới có năng lực để tiếp tục triển khai dự án.
KLAND sẽ tiếp tục cập nhật về dự án trong thời gian tiếp theo.