Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông – Aurora IP cung cấp gói giải pháp toàn diện cho những khu liên hợp đô thị – công nghiệp như quy hoạch tổng thể quốc tế, hạ tầng bền vững và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển công nghệ cao, mang lại giá trị sản xuất thặng dư cao hơn.
Được xây dựng theo mô hình đô thị công nghiệp sinh thái mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng, Khu công nghiệp (KCN) Dệt may Rạng Đông được trở thành KCN “xanh” đầu tiên tại tỉnh Nam Định, là điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam.
Trong năm 2017, tại sự kiện thượng đỉnh của ngành thời trang thế giới Copenhagen Fashion Summit ở Đan Mạch, 64 công ty thời trang toàn cầu, bao gồm các tên tuổi như Zara, H&M, Gucci, Saint Laurent, Balenciaga, Tommy Hilfiger đã đồng ý cùng đóng góp vào thoả ước chung Global Fashion Agenda (Chương trình thời trang toàn cầu), trong đó nhấn mạnh sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, có thể truy xuất nguồn gốc và có tính bền vững.
Xem thêm: 20 Khu công nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam
Hướng đến mục tiêu xanh – sạch – hiện đại
Sự kiện trên đã phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của các ngành sản xuất, trong đó có ngành công nghiệp dệt may phải trở nên thân thiện và có trách nhiệm hơn với môi trường.
Biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và những tiêu chí mới từ người tiêu dùng toàn cầu chính là một trong những nguyên nhân khiến ngành thời trang thế giới và ngành công nghiệp dệt may không thể đứng ngoài xu hướng phát triển xanh.
Thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư quốc tế đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để đón đầu xu hướng đầu tư này, KCN Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) với tổng diện tích hơn 2.000 ha, tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định do Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) làm chủ đầu tư, đã hướng tới xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững.
Chủ đầu tư hướng tới xây dựng Rạng Đông trở thành mô hình KĐT công nghiệp, đảm bảo an ninh cuộc sống cũng như môi trường làm việc thuận lợi cho các chuyên gia, công nhân ngay tại KCN.
Trong giai đoạn I, với tổng diện tích gần 520ha, các mảng xanh, vườn ươm, hệ thống đường nội khu, khu vực hạ tầng kỹ thuật và hậu cần đã bao phủ hơn 1/3 diện tích. Rạng Đông được bao quanh bởi một hệ thống tường rào bằng cây phi lao và hệ thống kênh đào có chiều dài khoảng 17km thay cho lớp tường bê tông như nhiều KCN truyền thống.
Thiết kế này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn là sự kết hợp hài hoà với khu vực rừng ngập mặn trải dài phía Tây Nam.
Ngoài mật độ cây xanh ấn tượng, KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG còn được thiết kế với nhiều công dụng trong việc bảo vệ môi trường từ hệ thống chiếu sáng và giám sát công cộng. Điển hình như việc sử dụng điện từ năng lượng mặt trời, hệ thống cấp nước được đầu tư hệ thống khai thác và xử lý nước sông thay vì hút nước ngầm, xử lý chất thải…
Đặc biệt, với hệ thống xử lý nước thải với công suất lớn thứ hai Việt Nam (110.000 m3/ngày.đêm) và hệ thống xử lý nước sạch (170.000 m3/ngày.đêm), KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG sở hữu đầy đủ tiềm lực phát triển để đầu tư xây dựng các nhà máy hạ tầng kỹ thuật cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khâu dệt nhuộm.
Đi cùng với phát triển hạ tầng công nghiệp, KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG kết hợp cung cấp đầy đủ tiện ích về nhà ở, khu lưu trú cho các chuyên gia và công nhân. Những nhu cầu sinh hoạt, giải trí, an sinh như siêu thị, nhà trẻ, bệnh viện, trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động cũng được đáp ứng, mang đến cuộc sống tiện nghi, hiện đại.
Với những kế hoạch, tầm nhìn và bước phát triển tiên phong, sáng tạo, KCN Dệt may Rạng Đông đã được Hiệp hội Thông tin, Tư vấn Kinh tế Thương mại Việt Nam trao chứng nhận “KCN Xanh 2020”. Vào tháng 11/2020, tại lễ trao Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2020 (PropertyGuru Vietnam Property Awards 2020),KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG cũng được vinh danh với giải thưởng “Dự án Công nghiệp tốt nhất” (Best Industrial Development) và “Dự án Thương mại Xanh tốt nhất” (Best Commercial Green Development).
Sẵn sàng đón nhận đầu tư
KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG được kỳ vọng sẽ từng bước tháo gỡ điểm nghẽn của ngành trong khâu dệt nhuộm, góp phần phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bền vững cho ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn.
Được quy hoạch xây dựng trở thành trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ về dệt may và thời trang hàng đầu Việt Nam, KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY RẠNG ĐÔNG trở thành sự lựa chọn hàng đầu khi đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam gồm 3 giai đoạn phát triển.
Theo đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư sản xuất 1 tỷ mét vải trên diện tích 519,6 ha. Giai đoạn 2, nâng sản lượng vải lên 1,5 tỷ mét, hoàn thiện chuỗi cung ứng trên diện tích 850 ha. iai đoạn 3, hình thành đô thị thương mại, dịch vụ dệt may – thời trang hiện đại trên diện tích 675 ha.
Theo ông Trần Minh Hoan, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định, sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, đây sẽ là một trong những KCN có quy mô lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia, quốc tế với kết cấu hạ tầng đồng bộ; môi trường không gian và kiến trúc cảnh quan hiện đại phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch các KCN tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035.
Với mục tiêu hình thành KCN trọng điểm dệt may, lĩnh vực thu hút đầu tư chính là sản xuất may mặc, hàng da, túi xách, kéo sợi, dệt vải, in nhuộm, sản xuất phụ kiện bao bì, công nghiệp phụ trợ…
Với những tiềm năng đó, ngày 4/9/2020, hai Dự án dệt may và công nghệ dệt đến từ Nhật Bản và Hongkong (Trung Quốc) đã ký kết hợp đồng và bàn giao mặt bằng là Công ty TNHH TOP Textiles Việt Nam và Công ty TNHH Jehong Textile Việt Nam, đây là những doanh nghiệp đầu tiên thuê đất, xây dựng nhà máy KCN Rạng Đông. Theo đó, tại KCN Dệt may Rạng Đông, 2 nhà đầu tư này sẽ triển khai 2 dự án dệt nhuộm công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD.
Cụ thể, dự án nhà máy dệt TOP Textiles được Công ty TNHH TOP Textiles Việt Nam (nhà đầu tư Hongkong (Trung Quốc) liên kết với tập đoàn kinh tế đa ngành Nhật Bản) triển khai xây dựng trên diện tích 31,2 ha với tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD.
Dự kiến dự án hoàn tất đầu tư, đi vào hoạt động năm 2023, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động. Còn dự án nhà máy dệt may Jehong Textile được Công ty TNHH Jehong Textile Việt Nam triển khai xây dựng trên diện tích 3,06 ha tập trung vào lĩnh vực nhuộm vải.
Tổng mức đầu tư của dự án hơn 6 triệu USD với công suất trung bình 16,5 triệu mét vải/năm. Dự kiến, dự án chính thức đi vào hoạt động năm 2022, tạo việc làm cho hơn 300 lao động.
XEM THÊM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÊ KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY DẠNG ĐÔNG