Khu công nghiệp Tân Thuận, quận 7 hay tên gọi chính xác hơn là khu chế xuất Tân Thuận là dự án trọng điểm của Tp. HCM, có sức hút cực kỳ lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tính đến năm 2016, sau 25 năm hoạt động, khu công nghiệp Tân Thuận đã thu hút 192 dự án của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với 169 nhà máy đang hoạt động với vốn đầu tư khoảng 1,65 tỷ đô la Mỹ. Đây là những con số đáng mơ ước của bất kỳ khu công nghiệp nào ở thời điểm đó.
Trong 4 năm trở lại đây, khu chế xuất Tân Thuận đang chuyển hướng quy hoạch và phát triển thành khu công nghiệp sinh thái, trong đó đề cao các yếu tố: xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường và đầy đủ tiện ích cho nhà đầu tư cũng như người lao động.
Cùng với các dự án khu công nghiệp cùng thời như: khu công nghiệp Hiệp Phước, khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Bình,…. khu chế xuất Tân Thuận đã góp phần tạo nên một nền tảng vững chắc có kinh tế công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. Hoặc nói đúng hơn là thời kỳ hoàng kim suốt 2 thập kỷ đầu thế kỷ 21.
Thời điểm hiện tại, khi quỹ đất của thành phố đang khan hiếm dần, cơ hội cho khu công nghiệp mới không nhiều thì các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn là trụ cột để giữ vững vị thế của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về khu công nghiệp (khu chế xuất) Tân Thuận, Quận 7 và đánh giá chính xác hơn về tiềm năng phát triển, anh/chị hãy dành ra 5 phút để xem qua các nội dung dưới đây:
Thông tin tổng quan về khu chế xuất Khu công nghiệp Tân Thuận
Chủ đầu tư khu chế xuất Tân Thuận
KCX Tân Thuận là 1 trong 2 khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam, được Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Tập đoàn Central Trading & Development Group hợp tác đầu tư
- Quản lý và vận hành: Công ty TNHH Tân Thuận (TTC)
Công ty TNHH Tân Thuận được thành lập thông qua liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Phát triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Phú Mỹ Hưng Asia Holding.
Thành lập từ năm 1991, ngay sau đó Công ty TNHH Tân Thuận được cấp giấy phép đầu tư dự án khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Tp. HCM. Sau gần 30 năm hoạt động và nhiều thành tích nổi bật trong lĩnh vực, TTC trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Khu chế xuất Thế giới (WEPZA), Khu Chế Xuất Tân Thuận cũng được xếp hạng là Khu Chế xuất hấp dẫn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Vị trí khu chế xuất Khu côn nghiệp Tân Thuận
- Vị trí chính xác: Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Xét về lợi thế vị trí, có thể nói đây là khu công nghiệp hiếm hoi nằm ngay trung tâm thành phố và dễ dàng kết nối với tất cả các đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
- Liền kề đường Nguyễn Văn Linh
- Cách cầu Phú Mỹ: 2km
- Cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh: 4km
- Cách khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng:2 km
- Cách cảng Tân Thuận: 1km
- Cách cảng Bến Nghé: 4km
- Cách Tân cảng Sài Gòn: 8km
- Cách cảng Cát Lái: 11km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 12km
Xem thêm: Top 20 Khu Công nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam
Quy mô khu chế xuất
- Được thành lập vào năm 1991, Khu công nghiệp Tân Thuận có tổng diện tích 300ha.
- Tổng số vốn đầu tư ban đầy: 89 triệu USD
- Số lượng lao động dự kiến: 60.000 người
- Số cố ty đã đầu tư vào KCX: hơn 190 công ty
Hiện tại, khu chế xuất Tân Thuận đang nghiên cứu mô hình cụm công nghệ cao (gồm khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, khu công cộng) đã vận hành ở một số nước châu Á để vận dụng cho kế hoạch chuyển đổi tổng thể KCX Tân Thuận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo dựng đội ngũ việc làm chất lượng cao, thu hút đầu tư về công nghệ và tạo dựng môi trường xanh phát triển bền vững.
Đánh giá tiềm năng phát triển KCX Tân Thuận trong tương lai
Tiếp tục nghênh đón nhà đầu tư nước ngoài từ xu hướng dịch chuyển đầu tư
Vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Xu hướng này gia tăng mạnh mẽ hơn khi xảy ra căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung. Tại thời điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế để đón bắt dòng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc.
Từ đầu năm 2020, nhiều địa phương ở nước ta đã ghi nhận nguồn vốn đầu tư FDI tăng kỷ lục. Trong tháng 5/2020, các vị trí dẫn đầu thuộc về Bạc Liêu (4 tỷ USD), Bà Rịa – Vũng Tàu (hơn 1,935 tỷ USD) và TP.HCM (hơn 1,602 tỷ USD). Với xu hướng này, các khu công nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để đón nhận những dự án quy mô khủng đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới.
Trước xu hướng này, các khu công nghiệp/khu chế xuất tại Tp. Hồ Chí Minh, trong đó có khu chế xuất Tân Thuận được xem là dự án có sức hút lớn đối với nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2020 – 2025.
Phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái tạo ra môi trường đầu tư bền vững
Tp. HCM và lãnh đạo nhà phát triển hạ tầng KCX Tân Thuận đã các định rõ ràng mục tiêu trong tương lai gần, KCX Tân Thuận sẽ trở thành khu công nghiệp sinh thái. Bên cạnh việc chú trọng các yếu tố xanh – sạch – tiện ích – thân thiện với môi trường, khu chế xuất sẽ mở rộng công năng với các mô hình như:
- Sản xuất – thương mại
- Ngân hàng – Logistics – trung tâm phân phối – dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Nhằm hướng đến các nhà đầu tư công nghệ cao, vốn đầu tư và giá trị sản phẩm lớn, công nghiệp sạch, trình độ lao động tri thức cao.
Cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, đồng bộ, tạo khả năng kết nối cao cho khu chế xuất
Chủ đầu tư Công ty Tân Thuận đang có kế hoạch thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tập đoàn, nhà đầu tư lớn xây dựng cao ốc thương mại, khu nhà xưởng văn phòng cao tầng, phát huy hết tiềm năng khu công viên – văn phòng công nghiệp ngay trong khuôn viên khu chế xuất và các khu đất lân cận.
Ngoài ra, cùng với các dự án hạ tầng hiện đại và đồng bộ, kết nối giao thông, thông tin kết nối toàn cầu,… do thành phố hỗ trợ ngân sách phát triển tại khu vực phát triển dự án, chủ đầu tư cũng chủ động đầu tư nhiều hạng mục để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.