KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG

Khu công nghiệp Thăng Long là một trong những khu công nghiệp lớn khu vực ngoại thành Hà Nội, được các doanh nghiệp nước ngoài như: Nhật, Singapore đặc biệt ưa thích.

1. Đôi nét về khu công nghiệp Thăng Long?

Khu công nghiệp Thăng Long là một trong những Khu công nghiệp “tiên phong” hoạt động theo mô hình tập trung đầu tiên ở Việt Nam.

Được quy hoạch và xây dựng vào cuối thế kỷ 20, KCN Thăng Long mở ra một thời kỳ phát triển các KCN tập trung sau này.

Đôi nét về Khu công nghiệp Thăng long
Đôi nét về Khu công nghiệp Thăng long

KCN này có quy mô khoảng 272.5 ha, nằm ở khu vực phía Bắc Cầu Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hiện tại, KCN đã được lấp đầy.

Chủ yếu các doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh tại đây là các doanh nghiệp có dòng vốn FDI nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản với nhiều tên tuổi lớn như: Canon, Panasonic, MHI Aerospace, …

2. Hạ tầng & cơ sở vật chất KCN?

Khu công nghiệp Thăng Long được xây dựng và quy hoạch đồng bộ theo hướng xanh – sạch – đẹp và định hướng phát triển bền vững. Chính vì vậy, hạ tầng và trạng thiết bị cơ sở nơi đây được đầu tư hiện đại với:

Hạ tầng & Cơ sở vật chất
Hạ tầng & Cơ sở vật chất

– Hệ thống giao thông được xây dựng hoàn chỉnh, với đường chính rộng 40m, gồm 6 làn xe. Đường nội khu có 2 làn xe với chiều rộng 26m

– Hệ thống điện được cấp từ điện lưới Quốc gia, đảm bảo nhu cầu sử dụng 24/24h

– Hệ thống nước được lấy từ Nhà máy nước Đông Anh ngay gần, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho toàn bộ KCN

– Hệ thống thông tin liện lạc và viễn thông trong nước và Quốc tế

– Hệ thống xử lý nước thải và rác thải

– Ngoài ra còn đầy đủ các tiện ích đi kèm khác như: tài chính, đào tạo, khu nhà ở, hệ thống cây xanh, phòng cháy chữa cháy, …

Xem thêm: Top 20 Khu Công nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam

3. Định hướng phát triển KCN Thăng Long?

Khu công nghiệp Thăng Long định hướng vào việc đầu tư, thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cơ khí, các ngành công nghệ cao như điện, điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, xây dựng, tàu thủy, …

Một số ngành nghề khác mà KCN tạo điều kiện phát triển:

– Chế biến thực phẩm

– Công nghiệp nhẹ, sản xuất tiêu dùng

– Chế biến đồ trang sức

– Đồ điện gia dụng


 

XEM THÊM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN