TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA BẮC VIỆT NAM

KHU CÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN – KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nếu Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 (1963) là Khu Công nghiệp đầu tiên của Việt Nam và là biểu tượng của ngành công nghiệp miền Nam sau ngày đất nước thống nhất. Ngày 29-12-1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến Năm 1992, các lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã sang Việt Nam tìm hiểu chính sách đầu tư vào KCN và đầu tư đưa Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng (nay là KCN Nhật Bản – Hải Phòng) thời gian thực hiện dự án 50 năm tính từ ngày 23/12/1994.

KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA – HẢI PHÒNG (KHU CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN – HẢI PHÒNG)
Khu Công nghiệp Nomura Hải Phòng
Khu Công nghiệp Nomura Hải Phòng

Diện tích: 153 ha (153ha ruộng ven quốc lộ 5, thuộc địa phận xã An Hưng, An Dương (tỉnh Hải Phòng)

Tổng Vốn đầu tư: Hơn 140 triệu USD

Vị trí

  • Cách trung tâm Hải Phòng 12,7 km;

  • Cách Hà Nội 90km;

  • Cách sân bay Cát Bi 19,3 km;

  • Cách cảng biển Nam Ninh 6 km;

  • Cách Ga Thượng Lý 9,5 km;

  • Cách Quốc Lộ 5 là 3 km.

Chủ đầu tư

  • 1994: Tập đoàn chứng khoán Nomura (Nhật Bản)
  • Ngày 25/07/2022, Nomura Holding, INC. chuyển nhượng toàn bộ 70% cổ phần tại Nomura Asia Investment (Vietnam) Pte. Ltd (NAIV) tương đương với 70% cổ phần tại Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng cho Công ty cổ phần tập đoàn PC1

Chi phí thuê

  • Diện tích thuê tối thiểu: 5000 m2
  • Giá thuê nhà xưởng: 5-6 USD/m2/tháng
  • Phí quản lý: 2.061 đ/m2/tháng
  • Tiền điện: theo quy định của Chính phủ
  • Tiền nước: 21.600 VND/m3
  • Phí xử lý nước thải: 13.479 VND/m3

Thời gian cho thuê

  • Giai đoạn 1:

– Ngày bắt đầu: 12/11/2008

– Ngày kết thúc: 12/11/2058

  • Giai đoạn 2:

– Ngày khởi công: 2025

– Ngày kết thúc: 2075

Khu Công nghiệp Nomura phát triển với định hướng ngành công nghiệp điện tử, công nghệ cao. Bên cạnh đó, lựa chọn khắt khe nhà đầu tư, không ít doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng đều không được Nomura đồng ý. Đến năm 2004, tỷ lệ lấp đầy KCN chưa tới 50%, thêm vào đó khủng hoảng tài chính Châu Á và sự cạnh tranh gay gắt bởi “phong trào” xây dựng KCN ồ ạt ở các địa phương. Khiến Nomura hết sức khó khăn và buộc phải chấp nhận các doanh nghiệp khác vào đầu tư, giúp nâng tỷ lệ lấp đầy.

Ngày 25/07/2022, Nomura Holding, INC. chuyển nhượng toàn bộ 70% cổ phần tại Nomura Asia Investment (Vietnam) Pte. Ltd (NAIV) tương đương với 70% cổ phần tại Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng cho Công ty cổ phần tập đoàn PC1. Đồng thời đổi tên Khu Công nghiệp từ Khu Công nghiệp Nomura – Hải Phòng thành Khu Công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng.

TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA BẮC

Tong 25 tỉnh và thành phố thuộc khu vực miền Bắc, tổng diện tích đất công nghiệp tập trung tại một số tỉnh trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

Tuy các Khu công nghiệp phía Bắc được phát triển sau so với miền Nam, nhưng các tỉnh công nghiệp tại đây lại rất hấp dẫn các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp phía Bắc khoảng 80%. Có thể thấy rõ nét một lý do cơ bản là nhờ đi sau nên các Khu công nghiệp phía Bắc được đồng bộ, bài bản, giá thuê cũng ở mức vừa phải.

Biểu đồ thống kê tỷ lệ lấp đầy; diện tích; giá thuê của các Khu Công nghiệp phía Bắc
Biểu đồ thống kê tỷ lệ lấp đầy; diện tích; giá thuê của các Khu Công nghiệp phía Bắc

Vị trí địa lý:

Miền Bắc có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao thương bằng nhiều phương thức khác nhau: đường biển, đường bộ, đường sắt và hàng không đã tạo điều kiện cho việc vận chuyển trong khu vực và liên khu vực dễ dàng.

  • phía Bắc giáp Trung Quốc,
  • phía Tây giáp với Lào,
  • phía Đông giáp biển
  • phía Nam giáp miền Trung

Các KCN được trải rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Đây cũng là cơ hội để các KCN có thể mở rộng quy mô khi đủ điều kiện. Vị trí lợi thế là cửa ngõ ra biển ở khu vực phía Bắc, có nhiều cảng container đã và đang được đầu tư và tiếp tục mở rộng (cảng Đình Vũ, cảng Cái Lân,…) đã góp phần phát triển dịch vụ logistics và tăng khả năng cạnh tranh loại hình này với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn vùng có 27 trung tâm logistics, chiếm 55% tổng số logistics cả nước, tập trung chủ yếu tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng.

Ưu đãi từ Chính phủ:

  • Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP về Quản lý Khu Công nghiệp, Khu kinh tế giúp hoàn thiện các quy định áp dụng với Khu Công nghiệp, Khu kinh tế.
  • Bên cạnh đó đưa ra các ưu đãi riêng cho từng loại hình KCN, thúc đẩy phát triển bền vững, phát triển đồng bộ Kinh tế – Xã hội – Môi trường
  • Xu thế biến đổi cấu trúc giao thông kết nối vùng và lãnh thổ quốc gia thông qua hình thành hệ thống đường cao tốc, ga hàng không, cảng biển sẽ tạo ra những xu thế dịch chuyển về phân bố địa bàn hệ thống các KCN.

Nhà đầu tư:

  • Nhiều Nhà đầu tư lựa chọn Chiến lược Trung Quốc + 1 (chiến lược kinh doanh mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc) của nhiều công ty sản xuất đang tiếp diễn. Cơ hội cho các KCN lân cận, tiếp giáp Trung Quốc
  • Trong đó, các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng hiện là những địa phương dẫn đầu trong việc thu hút FDI.
    • Cụ thể, tính đến ngày 20.2.2023, Bắc Giang thu hút hơn 824,3 triệu USD vốn FDI đầu tư đăng ký mới, chiếm hơn 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 8,4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là địa phương dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI của cả nước (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
    • Trước đó, trong tháng 1.2023, Quảng Ninh chỉ xếp thứ 13/53 về thu hút FDI, thì sang đến tháng 2.2023, địa phương này đã nhảy 9 bậc, vượt qua cả Đồng Nai để vào top 4 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất cả nước trong 2 tháng đầu năm.
Dòng phát triển Khu công nghiệp phía Bắc
Dòng phát triển Khu công nghiệp phía Bắc
Bài viết tham khảo: Tổng quan khu công nghiệp phía Nam, Việt Nam

 

Thực trạng

1. Chậm hoàn thành theo quy hoạch
  • Đến năm 2020, TP Hà Nội được định hướng quy hoạch và phát triển 34 KCN với tổng diện tích hơn 7.400ha
  • Đến nay, mới có 10 KCN được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 1.300ha. Trong đó, có 9 KCN đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, có tỷ lệ lấp đầy gần 100% và 1 KCN đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đang thu hút đầu tư. Ngoài ra, có 3 KCN đã thành lập và đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật; 3 KCN đang triển khai thủ tục đầu tư.
Tình trạng quy hoạch Khu Công nghiệp tại Hà Nội
Tình trạng quy hoạch Khu Công nghiệp tại Hà Nội
2. Chưa thực hiện tốt công tác Bảo vệ Môi trường

Ô nhiễm môi trường, không khí, thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang xử dụng công nghệ cũ, lạc hậu hay chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải ra môi trường. Trong khi các khu công nghiệp mới do được đầu tư công nghệ hiện đại, nên hệ thống xử lý nước thải ra môi trường được bảo đảm hơn.

3. Khu công nghiệp bị bỏ hoang
  • Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 30 km di chuyển, khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (KCN Hanssip) có vị trí khá đẹp và thuận tiện, nằm trên địa bàn xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, nằm sát đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
  • Được biết, KCN Hanssip được quy hoạch lên tới 640 ha, trong đó có khoảng 500 ha là khu công nghiệp và khoảng 140 ha là khu đô thị dịch vụ đã giải phóng mặt bằng xong từ lâu và được kêu gọi đầu tư cách đây 6 – 7 năm.
  • Tuy nhiên, KCN này bị cạnh tranh bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là vấn đề giá. Do KCN Nam Hà Nội nằm cách các KCN của tỉnh Hà Nam chỉ vài cây số nên chịu sức ép lớn về giá. Hai địa phương ở cạnh nhau nhưng suất đầu tư ở Hà Nội cao gấp đôi ở Hà Nam. Nếu ở Hà Nam, doanh nghiệp chỉ phải chi 70 USD/m2 thì ở Hà Nội lên tới 180 USD/m2.
4. Lý do khác:
  • Hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ, mất cân đối khi vận tải đường bộ chiếm tới 77% tổng lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước. Tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng, nhà xưởng còn thấp.
  • Tính đồng bộ, gắn kết giữa quy hoạch KCN, KKT với các quy hoạch hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, xây dựng, sử dụng đất và đô thị chưa cao
  • Việc phát triển KCN, KKT theo định hướng bền vững, hài hòa giữa công nghiệp, đô thị và dịch vụ, tạo liên kết, hợp tác, hình thành chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, KKT chưa được chú trọng
  • Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN tại một số địa phương chưa đồng bộ. Việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường chưa nghiêm túc, chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về môi trường. Một số địa phương chưa quy hoạch địa điểm lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Cụ thể về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, số nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp mới đạt 88% thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra năm 2020 là 100%.
  • Thực trạng nhu cầu cung cấp điện, nước cho sản xuất còn thiếu, hiệu suất sử dụng năng lượng trong nhà máy còn thấp.
  • Hệ thống công viên tập trung, cây xanh cách ly, chủng loại cây bố trí trong KCN, nhà máy chưa hợp lý, hạn chế tác dụng điều hòa không khí và cảnh quan
  • Việc tận dụng nước mưa, nước sản xuất cho tưới cây, vệ sinh trong KCN chưa được triển khai phổ biến. Xây dựng mô hình KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững còn hạn chế.
  • Hạ tầng xã hội, bao gồm nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ người lao động trong khu công nghiệp còn thiếu và chưa được gắn kết, đồng bộ với phát triển KCN, KKT. Quỹ đất 20% để thực hiện xây nhà ở xã hội hay nhà lưu trú cho công nhân nhiều nơi không có hoặc không được triển khai

Để được tư vấn khu công nghiệp phù hợp với lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp bạn, hãy truy cập tại đây